Mắc bệnh thận nên ăn thực phẩm nào để tốt cho sức khỏe

Suy thận là bệnh lý nguy hiểm, nếu không được chẩn đoán và theo dõi tốt có thể để lại biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, dinh dưỡng cho người suy thận cũng rất cần được quan tâm. Khi bị chẩn đoán suy thận, người bệnh cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng, ăn uống phù hợp, tránh để thận phải làm việc quá sức. Vậy người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì? Hãy cùng Vua Đặc Sản tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Tầm quan trọng của chế độ ăn uống đối với người mắc bệnh thận.

Khi thận bị tổn thương, các chức năng của thận bị suy giảm và thận không thể lọc máu hiệu quả như bình thường. Do đó, gây ra sự tích tụ chất lỏng cũng như các chất thải trong cơ thể, điều này có thể dẫn đến hàng loạt các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đặc biệt là tình trạng đột quỵ. 

khi áp dụng một chế độ ăn lành mạnh, người bệnh có thể đảm bảo được cung cấp đủ năng lượng cho sinh hoạt hàng ngày, duy trì trọng lượng hợp lý, phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng và nguy cơ mất khối lượng cơ cho bệnh nhân,…

Thông thường, những người bệnh thận giai đoạn đầu không cần phải thay đổi, điều chỉnh quá nhiều về chế độ ăn uống, sinh hoạt. Tuy nhiên, trường hợp thận đã tổn thương nghiêm trọng thì bệnh nhân cần duy trì chế độ ăn phù hợp với sức khỏe và đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt theo những hướng dẫn của bác sĩ nhằm hạn chế sự tích tụ của chất lỏng, chất thải trong cơ thể và giảm áp lực là việc cho thận, từ đó kiểm soát bệnh hiệu quả. 

Nguyên tắc chung: ĂN NHẠT, GIẢM ĐẠM.

  • Các bữa ăn phải đảm bảo đủ năng lượng và các dưỡng chất cần thiết.
  • Ăn ít đạm. Lượng đạm được ăn hàng ngày tùy thuộc vào giai đoạn bệnh. Ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm giàu đạm từ động vật có giá trị sinh học cao như thịt, cá, trứng,…
  • Hạn chế thực phẩm giàu Natri, Kali, Phospho.
  • Sử dụng các thực phẩm có nhiều Canxi.
  • Đảm bảo cân bằng điện giải, nước; uống nước theo chỉ định của bác sĩ.
  • Kiểm soát cân nặng ở người thừa cân, béo phì.
Chế độ ăn cho người mắc bệnh thận

2. Những thực phẩm tốt cho sức khỏe người mắc bệnh thận.

Lòng trắng trứng

Nếu bạn đang bị suy thận, đặc biệt là những người chạy thận nhân tạo, lòng trắng trứng sẽ là 1 nguồn thực phẩm thích hợp cho bạn. Với hàm lượng protein cao cùng với Phospho thấp (không giống như lòng đỏ trứng có chứa hàm lượng Phospho cao), lòng trắng trứng phù hợp với những ai chế độ ăn cần cung cấp thêm protein nhưng cũng cần kiểm soát lượng Phospho ăn vào.

Người mắc bệnh thận nên ăn lòng trắng trứng

Thịt ức gà bỏ da

Những bệnh nhân suy thận thường được khuyên phải giảm đạm trong chế độ ăn, nhưng đạm vẫn rất cần thiết vì những giá trị mà nó mang đến đối với cơ thể con người.

Thịt ức gà bỏ da là thực phẩm chứa nhiều protein có giá trị sinh học cao, đồng thời có hàm lượng Kali, Phospho và Natri thấp hơn so với thịt gà có da. Tuy nhiên, khi sử dụng thịt gà, ưu tiên chọn thịt gà tươi thay vì thịt gà chế biến sẵn hoặc gà đông lạnh, vì chúng thường chứa một lượng lớn Natri và Phospho.

Thịt ức gà bỏ da tốt cho sức khỏe người bệnh thận

Ớt chuông

Những quả ớt chuông đủ màu thường chứa rất nhiều vitamin C cũng như các chất chống oxy hóa, và hàm lượng Kali thấp thích hợp cho bệnh nhân suy thận.

Trung bình 1 quả ớt chuông nhỏ (74 gram) chứa đến 105% so với lượng vitamin C mà cơ thể được khuyến nghị cần nạp vào mỗi ngày. Ngoài ra, trong ớt chuông còn chứa vitamin A giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Ớt chuông

Súp lơ

Súp lơ thường được biết đến là loại rau củ chứa nhiều chất xơ và các vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin C, vitamin K, folate cũng như chứa hàm lượng Kali thấp, thích hợp với bệnh nhân suy thận – những người cần lưu ý về chế độ ăn giảm Kali.

Dầu olive

Kiểm soát cân nặng là một trong những điều cần thiết đối với người bệnh suy thận. Và dầu olive là sự lựa chọn hợp lý đối với chế độ ăn suy thận bởi những chất dinh dưỡng mà nó mang lại.

Thành phần chất béo chủ yếu có trong dầu olive là chất béo không bão hòa có lợi cho sức khỏe, đồng thời có đặc tính kháng viêm giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Người mắc bệnh thận nên sử dụng dầu olive

Nho

Nho tuy nhỏ nhưng lại là loại trái cây chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, flavonoids – chất kháng viêm hỗ trợ sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa các biến chứng đái tháo đường và hoàn toàn phù hợp với người suy thận.

Nho chứa nhiều vitamin tốt cho bệnh thận

Dứa

Các loại trái cây nhiệt đới như cam, chuối,… thường chứa rất nhiều Kali. Nhưng thơm là loại trái cây nhiệt đới giải quyết được vấn đề cần kiểm soát lượng Kali cho những người gặp vấn đề về thận với hàm lượng Kali thấp.

Ngoài ra, thơm còn là loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C, và các chất chống oxy hóa và đặc biệt là bromelian, một loại enszyme có tính kháng viêm.

Dứa là trái cây có hàm lượng Kali thấp

Miến dong Phia Đén

Người suy thận có thể thường xuyên sử dụng thực phẩm giàu năng lượng nhưng ít đạm như miến dong. 

Miến dong Phia Đén có sợi miến to, không bóng như các loại miến thông thường. Miến dong Phia Đén được làm 100% từ củ dong riềng đỏ được trồng trên các sườn núi huyện Nguyên Bình theo phương thức truyền thống, phơi phên nứa, không sử dụng chất tẩy, chất tạo màu, bột nở hay các hóa chất khác.

Khi nấu sợi miến mềm, trong, thơm, dai, vị ngọt mát, dù nấu lại đến lần thứ 2 sợi miến vẫn dai, không bị dính, nát như các loại miến khác. Miến dong Phia Đén Cao Bằng có thể chế biến nhiều cách khác nhau theo khẩu vị yêu thích của từng người, từng gia đình và đặc biệt rất tốt cho những người ăn kiêng, tiểu đường, bệnh thận, mỡ máu, cao huyết áp.

Người mắc bệnh thận nên sử dụng Miến dong Phia Đén

Bánh đa Quỳnh Côi và Bún khô Quỳnh Côi

Bánh đa và bún khô có chứa hàm lượng đường thấp nên người suy thận độ 1 có thể sử dụng. Nguyên liệu chính để tạo nên đặc sản Thái Bình nức tiếng này là gạo, nước, muối. Để cho ra thành phẩm là những sợi bánh đa, sợi bún mềm dai thơm ngon là bao công sức tâm huyết của người dân nơi đây. Và rồi khi nấu, sợi bánh nở ra màu trắng tinh, giòn dai và thơm thơm mùi gạo. Thứ bánh đa này là nguyên liệu quan trọng làm nên hương vị món bánh đa cá Quỳnh Côi thơm ngon nức tiếng.

Bánh đa Quỳnh Côi – đặc sản Thái Bình nức tiếng

Gạo Séng Cù

Một chén gạo lứt nấu chín chứa 150mg phốt pho và 154mg kali, trong khi một chén cơm trắng nấu chín chỉ chứa 69mg phốt pho và 54mg kali. Vì vậy, người bị bệnh thận cần kiêng ăn gạo lứt và nên lựa chọn gạo trắng để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh.

Gạo Séng Cù được coi như hạt ngọc của núi rừng bạn tặng cho người dân Tây Bắc, là đặc sản thượng hạng và cũng là niềm tự hào của vùng đất Tây Bắc, được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng. Gạo Séng Cù có các chỉ tiêu hàm lượng vitamin E, Vitamin B1, B3, B6, Cacsbonhydrat, chất sơ và các chỉ tiêu dinh dưỡng khác cao gấp từ 4 – 6 lần loại gạo khác. Hạt gạo dài, cứng khi nấu thành cơm có mùi thơm đặc trưng và vô cùng dễ chịu. Hạt cơm mềm, bùi, vị ngọt nhẹ. Khi nấu chỉ cần cho ít nước, cơm chín có vị thơm ngon, mềm dẻo, độ thơm giống như các loại gạo ở đồng bằng sông Hồng kết hợp sự đậm đà hoang sơ của vùng Tây Bắc.

Gạo Séng Cù có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe người bệnh thận

Giấm táo mèo

Acid acetic có trong giấm táo mèo được hình thành trong quá trình lên men nước táo ép, tính acid ở mức độ vừa nên khi vào cơ thể không phải qua quá trình chuyển hóa chất phức tạp. Khi đi qua thận, tính acid được phát huy và “rửa sạch” các mảng bám trên ống thận. 

Bên cạnh đó cũng có thể dùng giấm táo trộn cùng salad hoặc uống giấm táo 3 lần mỗi ngày để thanh lọc thận. Tuy nhiên, giấm táo nên được pha loãng hay đưa vào món ăn để đảm bảo tính acid trong giấm táo không làm ảnh hưởng lớp niêm mạc thực quản và dạ dày.

Giấm táo mèo tốt cho người bệnh thận

Gọi ngay HOTLINE 0907 266 388 để đặt mua hàng

Tại khu vực Đông Bắc (CN Hải Phòng): 0888 75 63 68

Tại khu vực Tây Bắc (CN Lào Cai): 0836 738 333

Tại khu vực Miền Nam (CN Vũng Tàu): 0983 003 524

(CN TP Hồ Chí Minh): 0764 71 6262

3. Những thực phẩm người bệnh thận nên hạn chế ăn

Giảm Natri

Chế độ ăn giảm muối rất quan trọng đối với các bệnh nhân suy thận. Ở cơ thể người bình thường, thận có chức năng đào thải Natri (thành phần chính trong muối) thông qua nước tiểu. Khi chức năng thận bị suy giảm, ứ đọng Natri trong cơ thể dễ dẫn đến tăng huyết áp. Áp dụng chế độ ăn giảm muối hàng ngày sẽ giúp bạn kiểm soát huyết áp và làm chậm tiến triển của bệnh. Hạn chế sử dụng:

  • Các gia vị chứa Natri (muối, nước mắm, nước tương, bột nêm, bột ngọt…) trong chế biến thức ăn.
  • Các loại thực phẩm đóng hộp/ chế biến sẵn: thịt hộp, thịt xông khói, xúc xích,
  • Các loại thực phẩm chứa nhiều muối: các món muối: cà muối, dưa muối, thịt cá muối, các thực phẩm ngâm,…
  • Các loại thức ăn nhanh: khoai tây chiên, snack,…
Người bệnh thận nên hạn chế ăn thực phẩm giàu Natri

Giảm Kali

Kali là khoáng chất bổ sung giúp dây thần kinh và cơ hoạt động hiệu quả. Khi lượng Kali trong cơ thể quá nhiều nhưng thận lại không thể đào thải hết, dẫn đến tình trạng làm tăng hàm lượng Kali trong máu, khi tăng quá cao có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho tim và cơ.

Kali có trong hầu hết các loại thực phẩm, đặc biệt là các loại rau củ và hoa quả. Việc lựa chọn các loại thực phẩm khi ăn vào hoàn toàn có thể giúp bạn kiểm soát được lượng Kali phù hợp với tình trạng bệnh.

Một số thực phẩm giàu Kali cần hạn chế sử dụng:

  • Các loại trái cây khô (nhãn khô, vải khô,…),
  • Các loại trái cây: chuối, mít, sầu riêng, lựu, kiwi, cam, chanh, bưởi, dâu,…
  • Các loại rau có màu đậm: rau muống, rau dền, rau mồng tơi, rau ngót, rau đay,….
  • Các loại hạt khô: chocolate, ca cao, cà phê, đậu phộng, hạt điều, hạt dẻ, hạt sen,…
  • Ngoài ra còn có một số loại rau củ khác như: bắp cải, củ cải trắng, hoa chuối, măng tre, nấm rơm, đậu cove, su hào,…

Giảm Phospho

Đây là khoáng chất giúp cho hệ xương chắc khỏe cũng như những bộ phận khác trong cơ thể khỏe mạnh. Cũng giống như Natri và Kali, thận bình thường sẽ đào thải lượng Phospho không cần thiết ra khỏi cơ thể. Nhưng khi bị tổn thương và suy giảm chức năng, Phospho không đào thải hết sẽ bị tích tụ trong máu. Hàm lượng Phospho trong máu quá nhiều vô tình đẩy Canxi ra khỏi xương, khiến cho xương của bạn yếu đi và dễ gãy. Thậm chí trong một vài trường hợp còn gây ngứa da, đau xương, đau khớp,…

Các loại thực phẩm chứa nhiều Phospho mà người bệnh cần lưu ý:

  • Các loại trái cây khô, thức ăn khô
  • Các chế phẩm từ sữa như yogurt, phô mai
  • Các loại thức ăn nhanh chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp
  • Lòng đỏ trứng, nội tạng động vật
  • Các loại nước uống giải khát: nước ngọt, rượu bia,…
Người bệnh thận nên hạn chế ăn thực phẩm giàu Phospho

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Miến dong Phia đén, nguyên chất 100% từ Cao Bằng